SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật (05.05.2023 08:42)

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ công chức, viên chức mới 2023


Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ công chức, viên chức năm 2023 sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày còn tuỳ môi trường làm việc cũng như thâm niên làm việc của người lao động. 

1. Nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức là gì ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về cán bộ, công chức theo đó: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cũng tại khoản 1 Điều 1 Luật này và Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về công chức theo đó: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 và Nghị định số 115 năm 2020 quy định về viên chức theo đó: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Nghỉ phép là khoảng thời gian người lao động tạm gác lại công việc, dành thời gian phục vụ những mục đích cá nhân khác mà chỉ có thể xử lý trong khung giờ đi làm. Nghỉ phép là quyền lợi chính đáng của người lao động, do đó, người sử dụng lao động phải phê duyệt đơn nghỉ phép theo đúng quy định pháp luật, đồng thời bố trí nhân sự đảm nhận công việc thay người lao động xin nghỉ phép. Đảm bảo khi người lao động quay trở lại làm việc, có thể tiếp nối công việc một cách thuận lợi nhất và nhận đúng quyền lợi như đã cam kết trong đơn nghỉ việc đã phê duyệt.

Pháp luật hiện nay quy định về quyền nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật lao động nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Nếu cán bộ công chức, viên chức không được nghỉ hằng năm hoặc chưa được nghỉ hết ngày phép năm do nhu cầu của công vụ không thể sắp xếp để nghỉ phép năm thì những ngày chưa nghỉ sẽ được cơ quan, tổ chức đơn vị thanh toán bằng tiền theo quy định. Đối với những viên chức đã làm việc ở những  nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng như ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo biên giới có thể thỏa thuận với đơn vị sự nghiệp công lập về việc nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc có thể nghỉ gộp một lần nếu không ảnh hưởng đến việc thực hiện công vụ và yêu cầu việc làm.

2. Quy định về chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức năm 2023

Chế độ nghỉ phép chính là quyền của người lao động khi tham gia vào làm việc. Thường thì khi người lao động đã làm đủ thời gian quy định thì doanh nghiệp sẽ cho họ nghỉ phép trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định theo Bộ luật Lao động 2019. Theo Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Ngoài ra, nếu đơn vị cơ quan đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức không thể bố trí cho nghỉ phép năm thì sẽ được thanh toán thêm tiền bồi dưỡng theo yêu cầu của công việc và do đặc thù của công việc theo quy định. Còn nếu cơ quan đơn vị có thể sắp xếp cho cán bộ, công chức, viên chức thời gian để nghỉ phép năm theo quy định thì phải có trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác làm việc mà có đủ điều kiện để nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động.

Chế độ nghỉ phép sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thống nhất với nhau và người lao động sẽ được thông báo trước về chế độ nghỉ phép. Nhưng dù thế nào thì chế độ nghỉ phép vẫn phải đáp ứng quy định sau đây: Người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khi đã làm đủ 12 tháng và cứ 5 năm thâm niên thì chế độ nghỉ phép của người lao động sẽ được cộng thêm một ngày nữa. 

3. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ phép có được hưởng lương hay không?

- Nghỉ phép có hưởng lương:

Nghỉ phép có hưởng lương chỉ áp dụng cho tình huống nghỉ phép năm trong phạm vi số ngày nghỉ phép thường niên của người lao động. Cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động; Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động số ngày nghỉ phép được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Công thức:

Số ngày nghỉ phép = (Tổng số ngày nghỉ phép năm x Số tháng làm việc) / 12

- Nghỉ phép không hưởng lương:

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; Cha hoặc mẹ kết hôn; Anh, chị, em ruột kết hôn.

Trường hợp người sử dụng lao động muốn nghỉ phép nhiều hơn số ngày phép năm còn lại thì vẫn có thể thỏa thuận cùng người sử dụng lao động. Được nghỉ không lương bao nhiêu ngày, cam kết trong đơn nghỉ không lương ra sao… sẽ do đôi bên tự thỏa thuận. Chỉ khi người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động mới được phép nghỉ ngắn hạn/ dài hạn không hưởng lương.

4. Quy định về tiền lương nghỉ phép năm

Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động như sau:

- Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm sẽ do hai bên thỏa thuận. (Nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm)

- Đối với trường hợp cho người lao động nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương thì tiên lương làm căn cứ trả cho người lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương. 

- Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Theo quy định trên thì việc tính lương khi  nghỉ phép năm cho người lao động cần căn cứ vào tiền lương mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động ký kết giữa 2 bên.

theo baodaknong.org.vn


Bản in