SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Giải quyết khiếu nại tố cáo (21.08.2023 14:06)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông


Khiếu nại và tố cáo là quyền của công dân, đồng thời là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích của mình, lợi ích của Nhà nước, xã hội. Quyền này còn tạo ra mối liên hệ, thông tin quan trọng giữa công dân với Đảng và Nhà nước.

 

Thực tế trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đăk Nông vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là cấp xã chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích quan trọng của công tác này, dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, số lượng đơn thư vượt cấp và công dân tập trung đến các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp trên để khiếu nại, tố cáo còn nhiều. Nguyên nhân chính thuộc về chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên về khách quan, do một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tế, không nhận được sự đồng tình của công dân như: quản lý nhà nước về đất đai, quy định hành lang đường bộ qua các thời kỳ thiếu ổn định, chênh lệch về khung giá đất …

 

Để nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, cần tập trung một số giải pháp sau:

 

Thứ nhất: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 05/01/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Công văn số 977/UBND-KGVX ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về tăng cường phối hợp trong đối thoại, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 08/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh.

 

Thứ hai: Giám đốc các Sở, Ban ngành, Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong thẩm quyền, trách nhiệm của mình cần phải:

 

- Nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo xảy ra trên địa bàn, giải quyết kịp thời các vụ việc thuộc thẩm quyền; tiếp tục rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài để báo cáo, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

 

- Phân công lãnh đạo cơ quan trực tiếp theo dõi, nắm tình hình và phối hợp với các cơ quan liên quan để làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý các tình huống phát sinh, không để công dân tập trung đông người khiếu kiện vượt cấp lên tỉnh, lên trung ương.

 

 - Tích cực chỉ đạo và quan tâm kiện toàn Ban Tiếp công dân và Trụ sở tiếp công dân các cấp, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

 

- Tổ chức đối thoại công khai trong quá trình giải quyết các vụ việc; tùy từng vụ việc mời Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể chính trị-xã hội và cơ quan, tổ chức am hiểu pháp luật tham gia; kiên trì tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, chấp hành quyết định giải quyết đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

- Những vụ việc đã thống nhất biện pháp giải quyết hoặc có ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh thì cần khẩn trương thực hiện, giải quyết dứt điểm, không để công dân chờ đợi, khiếu kiện kéo dài. Những vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là có sự tham gia đưa tin của cơ quan báo chí thì cần phải chủ động thông tin kịp thời, đầy đủ để dư luận hiểu rõ bản chất vụ việc.

 

- Đối với các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, lôi kéo, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tập trung đông người khiếu nại, vu cáo, tuyên truyền chống nhà nước, xâm phạm danh dự của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, người thi hành nhiệm vụ, công vụ; vi phạm quy chế tiếp công dân; đưa tin sai sự thật về nội dung khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thì phải có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

 

Thứ ba: Thanh tra tỉnh chủ động phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan nắm chắc tình hình công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tại các địa bàn có các vụ việc phức tạp, khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người để tham mưu, đề xuất giải quyết theo quy định.

 

Thứ tư: Các cơ quan thanh tra chủ động tham mưu cho thủ trưởng tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, nhất là đối với Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

                                                                                                          PVT


Bản in