SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Chỉ đạo điều hành (27.10.2021 07:35)

Việc kiểm soát “xung đột lợi ích” trong hoạt động thanh tra được đưa cụ thể vào trong thông tư quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.


Theo khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, “xung đột lợi ích” là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

 

Việc “kiểm soát xung đột lợi ích” được quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và được quy định chi tiết từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích phát sinh để người có chức vụ, quyền hạn, người thi hành công vụ, nhiệm vụ biết, xác định rõ để không vi phạm và xử lý vi phạm xung đột lợi ích.

         

 

 

Đoàn thanh tra quản lý đầu tư các công trình thủy lợi kiểm tra ngoài thực địa

 

Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP quy định các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra, không được làm Trưởng đoàn thanh tra, trong đó có các trường hợp do xung đột lợi ích:

 

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra: a) Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Người có vợ hoặc chông, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đâu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.

 

2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra: a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra”.

 

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP quy định việc kiểm tra, rà soát, phát hiện xung đột lợi ích trong hoạt động Đoàn thanh tra:

 

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra. Người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc các trường hợp khác mà nhận thấy có thể không bảo đảm tính khách quan thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi Quyết định thanh tra được ban hành”.

 

4. Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định”.

 

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP quy định xử lý khi có xung đột lợi ích trong nhân sự của Đoàn thanh tra:

 

1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra khi thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp sau: b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này được phát hiện trong quá trình thanh tra”.

 

2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong các trường hợp sau: a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này”.

V.M.P.


Bản in