SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Tin tức (11.07.2023 20:43)

BCH Đảng bộ tỉnh Đắk Nông phân tích các vướng mắc về quy hoạch và phát triển.


Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chia tổ thảo luận. Quy hoạch và những điểm nghẽn trong phát triển được các đại biểu phân tích, đề cập.

Các đồng chí Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Điểu K’Ré, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự tại các tổ.

4.-hinh-bi-thu-thao-luan_1(1).jpg

Đồng chí Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông dự, thảo luận tại Tổ thảo luận số 1.

Tại các tổ, các đại biểu tập trung thảo luận dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

z450752(1).jpg

Đồng chí Điểu K'Ré, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông yêu cầu các đại biểu phát huy tinh thần dân chủ, đóng góp ý kiến để triển khai nhiệm vụ thời gian tới đạt hiệu quả cao.

1.-thao-luan-tai-to-_3(1).jpg

Đồng chí Hồ văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông định hướng một số nội dung cần thảo luận làm rõ.

Vướng mắc lớn nhất vẫn là quy hoạch

Thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản thống nhất cao với đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII cũng như nội dung, phương hướng, giải pháp của thời gian tới.

dsc04258(1).jpg

Thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản thống nhất nội dung các dự thảo báo cáo đã nêu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến tình hình thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư; vấn đề quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch bô xít và các mỏ đất; giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ các công trình xây dựng cơ bản; phát triển du lịch; công tác nắm bắt dư luận xã hội, dân cư…

Liên quan đến tình hình thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, các đại biểu cho rằng, ngoài khó khăn về thu ngân sách thì chi ngân sách vẫn rất là chậm, nhất là giải ngân vốn chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế thì tỉnh cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.

1.-thao-luan-tai-to-_4(1).jpg

Đồng chí Mai Thị Xuân Trung, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông đóng góp ý kiến liên quan đến thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư.

Đồng chí Mai Thị Xuân Trung, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: “Theo thống kê, trong thời gian qua cả nước có hơn 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Tại Đắk Nông, cũng có hơn 200 doanh nghiệp giải thể và tạm dừng kinh doanh. Tôi đề xuất các ngành, các địa phương rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và nguồn đất để phát triển kinh doanh”.

Liên quan đến công tác quy hoạch, nhiều đại biểu cho rằng, các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị đã rất quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tuy nhiên vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là vấn đề quy hoạch.

Đồng chí Nguyễn Nhân Bản, TUV, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: “Tôi đề nghị đối với những công trình, dự án chồng chéo quy hoạch cần phân loại rõ ràng. Cụ thể, những công trình hiện hữu, đang phục vụ cho người dân nếu xuống cấp thì cho phép sửa chữa, bảo đảm đi lại cho người dân. Những dự án được đưa vào quy hoạch năm 2005 (trước khi có quy hoạch bô xít năm 2007) thì cho phép cải tạo. Những dự án xây dựng mới, nằm trong quy hoạch khoáng sản, nếu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần tiếp tục triển khai. Trong quá trình triển khai, chúng ta có thể tận thu tài nguyên, khoáng sản. Đối với những công trình chưa cần thiết sẽ tiến hành khai thác khoáng sản trước rồi mới triển khai xây dựng”.

dsc04262(1).jpg

Đồng chí Phan Nhật Thanh, Giám đốc Sở Xây dựng kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch.

Đồng chí Phan Nhật Thanh, Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, “Sau khi có quy hoạch của tỉnh, huyện, tỉnh nên đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, phân cấp lại cho địa phương rà soát bổ sung các quy hoạch theo phê duyệt. Ngược lại, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, các địa phương xem  mình đã triển khai thực hiện đúng hay chưa”.

Tăng cường công tác kết nghĩa giữa cơ quan và bon, buôn

Liên quan đến vấn đề văn hóa, xã hội, nhiều đại biểu đồng ý với đánh giá của các dự thảo báo cáo. Tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch; quan tâm chăm lo đến công tác giảm nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng nắm bắt tình hình dân cư, dư luận xã hội.

img_9481(1).jpg

Đồng chí Hà Thị Hạnh, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông đóng góp ý kiến liên quan đến công tác giảm nghèo, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với vấn đề này, đồng chí Hà Thị Hạnh, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông đánh giá, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc tại chỗ còn khá cao. Để nâng cao kết quả giảm nghèo, các ngành, địa phương cần có giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và giải pháp căn cơ nhất là khơi dậy ý thức thoát nghèo.

“Hiện nay chúng ta đã triển khai mô hình các cơ quan thực hiện công tác kết nghĩa với các buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tặng quà hàng năm mà các đơn vị phải thường xuyên phải tổ chức các buổi tuyên truyền, hỗ trợ các mô hình sinh kế và trao đổi cách làm ăn hiệu quả, từ đó nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân”, đồng chí Hà Thị Hạnh cho biết.

Đồng quan điểm với đồng chí Hà Thị Hạnh, đồng chí Y Quang B'Krông, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông cho rằng, tỉnh cần đánh giá lại hoạt động của công tác kết nghĩa với các buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số. Các đơn vị đã triển khai như thế nào? Có những hoạt động gì? Trên cơ sở đó, tỉnh có sự điều chỉnh, nhất là tăng cường xuống bon để nắm bắt tình hình dân cư.

4.-hinh-bi-thu-thao-luan_3(1).jpg

Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, việc kết nghĩa với buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số góp phần củng cố, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị tiến hành rà soát, củng cố lại công tác kết nghĩa, ký kết lại với các buôn, bon. Tuy nhiên, hiện nay, cái khó mà tỉnh đang gặp phải đó là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên gần đây không còn mặn mà cùng đồng hành với tỉnh trong hỗ trợ các bon, buôn kết nghĩa.

Công tác kết nghĩa buôn, bon là chủ trương lớn của tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do đó đồng chí kêu gọi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nhất là tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

dsc04254(1).jpg

Đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong đề xuất quan tâm đến phương tiện đi lại cho cán bộ Mặt trận, đoàn thể cấp huyện.

Đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong kiến nghị tỉnh quan tâm, đầu tư cho hệ thống chính trị cấp huyện như khối Mặt trận, đoàn thể về phương tiện đi lại. Do địa bàn giữa các xã xa, nên khi được trang bị phương tiện đi lại sẽ giúp đội ngũ cán bộ Mặt trận, đoàn thể thuận tiện hơn trong việc đi về cơ sở tuyên truyền, vận động nắm tình hình đoàn viên, hội viên, Nhân dân…

1.-thao-luan-tai-to-_1(1).jpg

Ngày mai 12/7, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tiếp tục bàn các nội dung còn lại và tiến hành Bế mạc.

Theo kế hoạch, ngày mai 12/7, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 sẽ nghe tổng hợp các ý kiến đóng góp, thảo luận tại tổ; trả lời, giải trình các ý kiến, kiến nghị và tiến hành bế mạc.

theo baodaknong.org.vn


Bản in