SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Cải cách hành chính (25.10.2021 11:01)

Công khai, minh bạch tất cả thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý


(ThanhtraVietNam) - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương; công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ; nâng cao trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức ngành Thanh tra, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước.

Đây là mục đích của Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 do Thanh tra Chính phủ xây dựng theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn này là: hoàn thiện thể chế ngành Thanh tra, nâng cao hiệu quả thanh tra và thực thi các kết luận thanh tra; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có trình độ chuyên môn cao, số lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu ngành Thanh tra trong 10 năm tới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

6 nội dung cơ bản được Thanh tra Chính phủ tập trung là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Về cải cách thể chế: Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Quốc hội và Chính phủ thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi); Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập; Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và Kế hoạch thực hiện công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, áp dụng kỹ thuật lập pháp tiến bộ trong quá trình soạn thảo; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán của pháp luật.

Về cải cách thủ tục hành chính: Sẽ gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, tạo cơ sở hình thành dữ liệu đầy đủ và chính xác; hợp nhất hệ thống thông tin một cửa điện tử của Thanh tra Chính phủ với Cổng dịch vụ công quốc gia để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa Thanh tra Chính phủ với các cấp chính quyền điện tử TW đến địa phương liên quan đến việc tiếp công dân…

Đáng chú ý, trong nội dung cải cách tổ chức bộ máy, sẽ kiện toàn bộ máy của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra nhà nước theo hướng các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và hoàn thiện các cơ quan thanh tra chuyên ngành nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực mà Bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả nước. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra theo hướng quy định quyền yêu cầu xử lý, quyền xử lý các hành vi vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra; các kết luận thanh tra là cơ sở trực tiếp để xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm…

Về cải cách chế độ công vụ: Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Thanh tra; hoàn thiện các quy định về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những tập thể cá nhân sai phạm…

Về cải cách tài chính công: Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; rà soát để chuyển đổi, phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập tăng mức độ tự chủ tài chính…

Đối với nội dung xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Thanh tra Chính phủ sẽ xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Thanh tra Chính phủ phiên bản 2.0. Triển khai dự án “Xây dựng nền tảng chia sẻ. tích hợp dùng chung (LGSP)” nhằm hình thành môi trường chia sẻ thông tin, kết nối liên thông các hệ thống thông tin trong ngành Thanh tra; dự án “Xây dựng Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử” tuân thủ các chức năng và bảo đảm khả năng tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia. Đưa vào sử dụng hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng mới, triển khai đến đầu mối thanh tra các quận, huyện, sở ngành.

theo thanhtravietnam.com.vn


Bản in