SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Thanh tra (11.10.2020 15:30)

Cấp thanh tra nào thì thanh tra theo thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp


(Thanh tra)- Đó là ý kiến được đưa ra thảo luận về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra Nhà nước, tại cuộc họp về xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), vào ngày 9/10. Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì cuộc họp.

 

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về cơ cấu tổ chức Thanh tra Chính phủ và thanh tra bộ, ngành và thanh tra địa phương; hoạt động thanh tra chuyên ngành…

Theo đó, về các cơ quan thanh tra Nhà nước vẫn thống nhất cơ cấu bao gồm: Thanh tra Chính phủ; thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra một số cơ quan thuộc Chính phủ, thanh tra tổng cục và tương đương, thanh tra cục thuộc tổng cục và tương đương do Chính phủ quy định; thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra một số sở và thanh tra một số huyện biên giới, hải đảo, vùng sâu, xa… thuộc tỉnh do Chính phủ quy định.

Về hoạt động thanh tra, tại Điều 6, theo các đại biểu, ngoài đoàn thanh tra thì cần bổ sung thanh tra viên thực hiện hoạt động thanh tra.

Điều 7, về nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

Tại khoản 2, Điều 7, các đại biểu cho rằng, nên tách khoản 2 thành một điều về xử lý trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.

Chỉ nên quy định ở khoản này là không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra Nhà nước, các ý kiến đều cho rằng, cấp thanh tra nào thì thanh tra theo thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thanh tra ấy.

Đối với thanh tra chuyên ngành: Chỉ làm thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực, không được nhảy sang lĩnh vực khác; và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thanh tra chuyên ngành đó.

Thanh tra tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm về thanh tra chuyên ngành nếu không còn phân cấp thanh tra sở.

Về tổ chức của Thanh tra Chính phủ, luật cũng quy định theo hướng Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra bộ: Theo các ý kiến của các đại biểu, tại Điều 18 nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra bộ, ngoài việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của thanh tra bộ, thẩm định kế hoạch của tổng cục trình bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ… thì cần bổ sung chức chức năng quản lý Nhà nước về thanh tra của bộ. Bộ căn cứ vào tình hình hoạt động để có định hướng thanh tra. Thanh tra bộ tham mưu để bộ trưởng chỉ đạo thanh tra và tham mưu cho bộ trưởng về quản lý Nhà nước với kiểm tra thuộc bộ.

Mặt khác, thanh tra bộ phải tham mưu xây dựng thể chế thanh tra trong bộ; thanh tra bộ cũng có nhiệm vụ xử lý chồng chéo, trùng lắp; tổ chức cập nhật kiến thức và pháp luật; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra…

Trong hoạt động thanh tra, thanh tra bộ giúp, trình bộ trưởng ban hành thông tư quy trình thanh tra chuyên ngành trên cơ sở quy định luật, quy định chung của Thanh tra Chính phủ và có thể có quy định đặc thù phù hợp với ngành.

Ngoài ra, tại điều khoản này cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của chánh thanh tra bộ. Chánh thanh bộ có quyền thanh tra lại chánh thanh tra sở trong một số trường hợp do bộ trưởng giao hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ giao.

Tại Điều 16: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ, luật cần làm rõ, nổi bật dưới 2 góc độ: Tổng Thanh tra có thẩm quyền với tư cách là thủ trưởng cơ quan hành chính và có thẩm quyền riêng trong lĩnh vực thanh tra.

Mặt khác, ngoài các nhiệm vụ quy định như luật hiện hành, các đại biểu cũng cho rằng Tổng Thanh tra có quyền yêu cầu bộ trưởng, chủ tịch sửa sai trong quá trình thanh tra.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh: Luật quy định đây vừa là thanh tra hành chính, vừa là thanh tra chuyên ngành trên những lĩnh vực sở không có thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra trình chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; chỉ đạo công tác thanh tra, tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với thanh tra huyện.

Bên cạnh thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như quy định tại khoản 2, Điều 21 Luật Thanh tra, thì cần mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh theo hướng như thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước và thực hiện thanh tra các  lĩnh vực không có thanh tra sở.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh yêu cầu tổ biên tập tiếp thu các ý kiến thảo luận tại cuộc họp để tiếp tục bổ sung, lấy ý kiến sửa đổi Luật Thanh tra.

theo thanhtra.com.vn


Bản in