SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
9
2
3
4
4
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết Website
Cải cách hành chính (25.07.2024 14:09)

Hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh Đắk Nông năm 2024


Thực hiện Kế hoạch số 474/KH-UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Đắk Nông về cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh Đắk Nông năm 2024; Thanh tra tỉnh ban hành Công văn số 656/TTr-P1 ngày 24/7/2024 về việc hướng dẫn thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”, chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” như sau:

 

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

 

- Thực hiện tốt, đúng quy định công tác tiếp công dân định kỳ, đột xuất; bố trí người tiếp công dân đúng thẩm quyền, trách nhiệm; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kịp thời xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, thành phố.

 

 - Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại UBND các xã, phường, thị trấn; công khai rộng rãi kết quả xử lý các vụ việc về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

 - Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục tiểu học công lập về công tác quản lý thu và sử dụng các khoản thu của cha mẹ học sinh.

 

 - Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin của người dân phản ánh, kiến nghị về hiện tượng tham nhũng, tiêu cực: thông báo, công khai số điện thoại đường dây nóng, hộp thư công vụ, kênh Zalo, Facebook…

 

 - Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra công vụ theo thẩm quyền, tăng cường kiểm tra đột xuất tại các cơ quan, đơn vị.

 

 - Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn:

 

Thực hiện đúng trách nhiệm tiếp công dân định kỳ theo quy định; bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực tham mưu thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại UBND các xã, phường, thị trấn.

 

Định kỳ gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại giữa người dân với chính quyền cơ sở nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các nội dung người dân đánh giá thấp trong Chỉ số PAPI hằng năm, đồng thời, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và giải đáp trực tiếp các kiến nghị của người dân; kịp thời xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.

 

Thực hiện đầy đủ, đúng quy định các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại UBND cấp xã; công khai rộng rãi kết quả xử lý các vụ việc về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Thông báo, công khai các kênh tiếp nhận thông tin của người dân phản ánh, kiến nghị về hiện tượng tham nhũng, tiêu cực (số điện thoại đường dây nóng, hộp thư công vụ, kênh Zalo, Facebook… của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã).

 

2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành

 

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các đơn vị trực thuộc; công khai rộng rãi kết quả xử lý các vụ việc về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

 

3. Giám đốc Sở Y tế

 

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện khám, chữa bệnh; thái độ phục vụ, quy tắc ứng xử của các nhân viên y tế; mua sắm tài sản, vật tư y tế.

 

4. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo

 

Chỉ đạo, các phòng nghiệp vụ thuộc Sở, hướng dẫn Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục tiểu học công lập về công tác quản lý thu và sử dụng các khoản thu của cha mẹ học sinh.

Văn phòng

 


Bản in